NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÁC BAN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ VĂN PHÒNG CẤP ỦY (1930 - 2023) KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2023) - KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA (06/6/1989 - 06/6/2023)- CHÀO MỪNG kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653 - 2023)- kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng tỉnh Khánh Hòa (02/4/1975 - 02/4/2023) và 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023)- Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023)- KỶ NIỆM 93 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2023) - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM nGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) - TOÀN ĐẢNG BỘ KHỐI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XVIII, NHIỆM KỲ 2020-2025 - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - SỐNG, CHIẾN ĐẤU, LAO ĐỘNG VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI  

  12/03/2019 10:42        

Chuyến thăm nước pháp năm 1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài học về phong cách làm việc hiệu quả

Theo lời mời của Chính phủ Pháp và “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”[1], ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm Cộng hòa Pháp. Với phong cách tư duy, ứng xử, làm việc hết sức độc đáo, các hoạt động của Người trong thời gian hơn 4 tháng đi Pháp (từ 31/5 đến 20/10/1946) đã để lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích, nhất là trong bối cảnh cả nước đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng.

Phong cách dùng người hiệu quả…

Trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh mạnh dạn ủy thác cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng (không đảng phái) đảm nhiệm Quyền Chủ tịch nước với lời bàn giao nhiệm vụ nổi tiếng: “Dĩ bất biến - Ứng vạn biến”[2]. Trong suốt thời gian Người ở Pháp, mọi vấn đề bất ổn về an ninh chính trị của đất nước đều được giải quyết. Với vụ phá án phố Ôn Như Hầu, đã góp phần quan trọng củng cố chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Ở đây, có điều hết sức đặc biệt, vì theo lẽ thường, người được giao Quyền Chủ tịch phải là Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Quốc dân đảng), hoặc người thân tín lại có quyền lực như Võ Nguyên Giáp (Kháng chiến Ủy viên Chủ tịch của Chính phủ kháng chiến), nhưng Người không chọn vậy. Và lịch sử đã chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quyền cho chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng là sự lựa chọn, dùng người tối ưu.

Hồ Chí Minh luôn thấy ở mỗi người dân Việt Nam sức mạnh tiềm tàng được khơi nguồn từ mẫu số chung của lòng yêu nước, nếu biết tổ chức, giao việc phù hợp họ sẽ là người tốt, hữu ích. Ngày 01/6/1946, lúc trên đường đi Pháp, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Người viết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ”[3]. Với cách nhìn nhận khoan dung, tin vào Nhân dân, vào con người, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954.

Chính phủ Pháp tổ chức trọng thể Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sân bay Le Bourget, Thủ đô Paris (22-6-1946) (ảnh nguồn từ Tạp chí điện tử Thế giới di sản)

… và thu phục nhân tâm bằng sự chân thành, thiện chí

Trong thời gian đến Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có gần 400 cuộc gặp mặt, trao đổi với rất nhiều nhân vật quan trọng thuộc các đảng phái, khuynh hướng chính trị của Pháp, đã gặp 14 tướng lĩnh Pháp và tất cả các bộ trưởng của Chính phủ Pháp đương thời. Chủ tịch cũng tiếp xúc rộng rãi với các giới văn hóa, xã hội và báo chí Pháp, gặp nhiều nhà hoạt động chính trị - xã hội ở nhiều châu lục và Việt kiều ở Pháp. Với phong cách chân thành, thiện chí xây dựng và cởi mở, khiêm tốn, giản dị và trọng nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cùng sự kính trọng, tin tưởng trong tâm tưởng người Pháp cũng như những người tiếp xúc với Người, kể cả các đối thủ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ.

Nhân dân Thủ đô Paris chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nước Pháp (7-1946) (ảnh nguồn từ Tạp chí điện tử Thế giới di sản)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn Tại Tòa thị chính Paris (4-7-1946) (ảnh nguồn từ Tạp chí điện tử Thế giới di sản)

Cũng chuyến đi này, nhiều trí thức Việt kiều yêu nước đã từ bỏ giàu sang, phú quý, điều kiện thuận lợi để theo chí hướng Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước tham gia kháng chiến như Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân, Võ Đình Quỳnh (cùng về với Chủ tịch nước) và Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, Trần Đức Thảo… tiếp tục về sau. Tất cả trí thức Việt kiều đó đều được phát huy sở trường, có đóng góp lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Pháp (7-1946) (ảnh nguồn từ Tạp chí điện tử Thế giới di sản)

Phong cách làm một việc đạt nhiều mục đích tích cực

Nếu như Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Pháp với hy vọng sẽ chi phối được người đứng đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuận theo các điều khoản áp đặt có lợi cho nước Pháp thực dân, thì Hồ Chí Minh chấp nhận lời mời với mục đích thể hiện và thực hiện thiện chí hòa bình, bảo vệ sự thống nhất, độc lập, tự chủ, yêu cầu được Pháp và các nước khác tôn trọng Việt Nam.

Là thượng khách của Chính phủ Pháp, với phong cách đỉnh đạc, kiên quyết, kiên trì mà chân thành, thân ái, giản dị, gần gũi, am hiểu văn hóa Pháp và trọng nghĩa tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gieo vào lòng nhiều chính khách, nhà quân sự, giới văn nghệ sĩ, doanh nhân, các tầng lớp nhân dân Pháp, Việt kiều ở Pháp và dư luận thế giới sự quý mến, kính trọng. Đó là một tiền đề hết sức quan trọng để nhiều nhân sĩ, trí thức, nhân dân Pháp và thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam về sau.

Nhằm có cơ sở kéo dài sự hòa hoãn với Pháp để ta đủ thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến chống xâm lược không thể tránh khỏi, khi mà phái đoàn dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn thương thuyết với Pháp không đạt kết quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với phía Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946.

Như vậy, trong cùng một khoản thời gian, Hồ Chí Minh đã đạt được mục tiêu kéo dài sự hòa hoãn với đối phương, để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ Việt Nam từ nhân dân, những người tiến bộ của nước Pháp, của công luận thế giới và giúp Việt kiều Pháp biết hướng về quê hương kháng chiến.

Cùng một thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh làm được rất nhiều việc và chuẩn bị điều kiện để giải quyết những vấn đề có tính chất lâu dài

Trong thời gian ở Pháp, Hồ Chí Minh cho đăng trên Báo Cứu quốc và phổ biến rộng rãi 09 bài viết của mình bàn về quân sự (Lục quân ngày nay với các thứ binh khí; Hình thức chiến tranh ngày nay; Chiến tranh tư tưởng; Noi gương anh em tự vệ chiến đấu tự vệ Hoàng Diệu. Binh pháp Tôn Tử: Phương pháp dùng gián điệp; Đặt kế hoạch tác chiến - chiến lược, chiến thuật; Vấn đề quân nhu và lương thực; Bàn về kế hư thực; Phương pháp đánh giữ và tiến thoái) nhằm trang bị cho quân đội và quốc dân các kiến thức quân sự vừa thường thức, vừa chuyên sâu lại phù hợp với điều kiện, môi trường của Việt Nam. Cũng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên liên lạc với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở quê nhà để trao đổi, nắm bắt tình hình; đồng thời gửi 08 bức thư, 24 bức điện tín, có hàng trăm cuộc tiếp xúc với hàng ngàn lượt người với nhiều giai tầng, thân phận khác nhau, nhằm tỏ rõ và giúp mọi người hiểu được lẽ phải thuộc về Việt Nam.

* * *

Từ những bài học quý giá về phong cách hoạt động, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian thăm nước Pháp 1946 giúp các tập thể, cá nhân trong Khối các cơ quan tỉnh thấy rõ hơn trách nhiệm và phong cách làm việc cần thiết khi thực thi công vụ, trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Nghị quyết số 18-NQ/TW) và về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW).

Học tập phong cách Hồ Chí Minh về dùng người và thu phục lòng người

Để bảo đảm thực hiện tốt chủ trương “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy”, “giảm tối thiểu 10% biên chế” của nhân lực hệ thống chính trị và giảm tối thiểu gần 30% tổng biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so năm 2015, việc nhận diện, chọn lựa người có đức, có tài để giao nhiệm vụ phù hợp, phát huy khả năng, sự đóng góp của họ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, trong các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sắp xếp lại hệ thống, tổ chức là điều không thể thiếu và phải làm trước tiên, thường xuyên, liên tục.

Với những người thuộc diện phải tinh giản biên chế, sắp xếp bố trí lại công việc phải hướng đến mục tiêu, kết quả là giúp đỡ, tạo điều kiện để họ có công việc mới phù hợp với khả năng hơn, thu nhập ổn định. Đây cũng là một trong những phương cách thu phục nhân tâm tốt nhất, có lý có tình; cũng là giải pháp hạn chế tối đa những sơ hở để các thế lực chống phá xuyên tạc các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Học tập phong cách Hồ Chí Minh làm một việc nhưng đạt nhiều mục đích tích cực với những vai trò khác nhau trong cùng một chủ thể

Một khi “thực hiện thống nhất văn phòng cấp uỷ phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh”, “việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước, cơ quan của Đảng và Mặt trận Tổ quốc có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện”, “cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành”[4] thì chắc chắn không ít tập thể, cá nhân thuộc Khối các cơ quan tỉnh, huyện sẽ tăng thêm vai trò, nhiệm vụ. Và vì vậy yêu cầu mỗi tập thể cần xây dựng các quy định chi tiết và từng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) rèn luyện cho mình một phong cách làm việc phù hợp, thích ứng tích hợp được các mục tiêu đặt ra và cố gắng đạt được trong một hoạt động cụ thể. Và để làm một việc nhưng đạt nhiều mục đích tốt đẹp, các cơ quan, đơn vị hay CBCCVC trong quá trình thực hiện cần tránh bị “mất phương hướng”, hoặc ôm đồm, hoặc lẫn lộn các “vai” của mình trong xây dựng chương trình công tác và thực thi một nhiệm vụ cụ thể nào đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Đích - nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”[5], do đó để “một mũi tên công việc” trúng được nhiều mục tiêu, người CBCCVC trong thời điểm nhất định, phải biết sắp xếp khoa học các mục tiêu nhằm tới “trên cùng một cung đường của hướng tên bay”, và đó cũng là nhằm vào mục đích chung, bao quát hơn. Muốn vậy, mỗi cơ quan hay CBCCVC phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình và nắm chắc các quy định, quy chế cùng các đơn vị và công việc liên quan để thực hiện, phối hợp. Phong cách làm một việc nhưng đạt nhiều mục đích, đòi hỏi người thực hiện có tư duy và phương pháp làm việc khoa học, vừa cụ thể vừa bao quát. Phong cách này nếu được vận dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả công tác cao, có độ bao quát và phát triển bền vững, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.

Rèn luyện phong cách cùng một thời gian làm được nhiều việc, thực hiện nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị điều kiện để giải quyết những vấn đề dài hạn

Nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW đòi hỏi người CBCCVC muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải có khả năng cùng một thời gian làm được nhiều việc và vừa thực hiện nhiệm vụ trước mắt vừa chuẩn bị điều kiện để giải quyết những vấn đề dài lâu.

Để học được phong cách này của Bác, yêu cầu đầu tiên của người CBCCVC là phải có năng lực chuyên môn cao, biết xây dựng các loại kế hoạch cá nhân, đơn vị; kế hoạch tổng thể dài hạn, kế hoạch chi tiết ngắn hạn; kế hoạch chung và kế hoạch chuyên đề đồng thời biết chuyển hóa các kế hoạch đó thành công việc hàng ngày. Trong khi thực hiện các kế hoạch trước mắt, các nội dung, kế hoạch, chiến lược lâu dài cũng được thực hiện với các hình thức kết hợp, phối hợp, tích hợp, lồng ghép hoặc song hành thực hiện.

* * *

Tấm gương Hồ Chí Minh về cách dùng người, thu phục nhân tâm, làm một việc nhưng đạt nhiều mục tiêu nhằm đến và cùng một thời gian làm được nhiều việc cho nhiệm vụ trước mắt và chiến lược dài lâu thực sự là kim chỉ nam dẫn dắt chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW thắng lợi. Để đạt được điều đó, để xứng đáng là học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi CBCCVC Khối các cơ quan tỉnh cần ra sức học tập rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức tác phong công vụ, trình độ, kỹ năng chuyên môn, và trên hết, trước hết là phải thực sự có tấm lòng vì nước, vì dân, yêu quý và kính trọng Nhân dân hết mực.

                                                                                                                                                                                             

[1] Bài nói trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội, ngày 30-5-1946, tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp. Cùng thời gian này, phái đoàn của Chính phủ ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cũng lên đường đi Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, trang 272, NXB ST-CTQG, năm 2011.

[2] Lấy cái không thay đổi ứng phó với vạn cái thay đổi.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, trang 280-281, NXB ST-CTQG, năm 2011.

[4] Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

[5] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 463, NXB ST-CTQG, năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

 

văn bản mới
Liên kết banner
 
Liên kết web
Video Clip
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?


Gửi bình chọn  Xem kết quả
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 2890955